Bất động sản đã chết đâu mà cứu?

Ban nội dung
Được đăng bởi Ban nội dung
Tù mù số liệu
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 02 về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu, hỗ trợ thị trường, trong đó chủ yếu liên quan đến thị trường BĐS – mà như Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhận xét “hơn già nửa Nghị quyết là nhắm vào thị trường bất động sản”. Tuy nhiên có vấn đề là với các nguồn thông tin khác nhau cho thấy sự trái ngược nhau về tình hình thị trường BĐS và chưa rõ hư thực thế nào.
Chẳng hạn, theo báo cáo về tình hình thị trường BĐS được ông Nguyễn Mạnh Hà – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) trình bày tại buổi tọa đàm hôm 17/1/2013 do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức, hiện cả nước đang tồn kho trên 42.000 căn nhà ở, hơn 92.000m2 sàn cho thuê, gần 8 triệu m2 đất nền nhà ở. Ước tính, tổng lượng vốn tồn kho khoảng 111.963 tỉ đồng. Trong đó, lớn nhất là Tp.HCM với gần 15.000 căn, 300.000m2 đất nền, giá trị tồn kho trên 30 ngàn tỉ đồng; con số này của Hà Nội là hơn 14 ngàn tỉ đồng.
Về tổng dư nợ tín dụng BĐS, dẫn số liệu của Ngân hàng Nhà nước, ông Hà cho hay, tính đến 31/10/2012, tổng dư nợ tín dụng BĐS là hơn 207 ngàn tỉ đồng, tăng 3,6% so với 31/12/2011; nợ xấu khoảng 6,5% tổng dư nợ BĐS. Như vậy, với mức nợ xấu của riêng BĐS là 6,5%, tương đương khoảng 13 ngàn tỉ đồng (theo như lời Ông Cát Quang Dương, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng – Ngân hàng Nhà nước khẳng định là con số đáng tin cậy), trong khi với mức nợ xấu toàn ngành mà Thống đốc Ngân hàng nhà nước nói là 8,6% và theo lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (nói tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sáng 16/10/2012) tổng số dư nợ ngân hàng là 2 triệu tỷ đồng, trong đó vào bất động sản khoảng 1 triệu tỷ đồng. Gần đây nhất Bộ Xây dựng cho biết khoảng 80% trong tổng số 42 ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, BĐS báo cáo có lãi trong năm 2012, trong khi lâu nay cứ kêu là hầu hết đã “chết lâm sàng”.
Vấn đề rút ra ở đây là: (1) Tại sao lại có sự mập mờ trắng đen lẫn lộn như vậy về thực trạng thị trường BĐS? Chỉ với những số liệu đều trích dẫn từ những nguồn có trách nhiệm mà đã trái ngược nhau quá xa; (2) Tại sao nghị quyết được ra khi mà chưa rõ hư thực thế nào? và tại sao “hơn già nửa nghị quyết là nhắm vào thị trường bất động sản” nơi chỉ có 13 ngàn tỉ đồng nợ xấu, còn lại các ngành khác có tổng số nợ xấu cao gấp nhiều lần thì chỉ dành non nửa nghị quyết? Nhiều chuyên gia cho rằng với tình hình BĐS như đã nêu trên thì “không đến mức cháy nhà”, “không đáng lo ngại” và “chưa cần phải cứu”. Phải chăng nghị quyết của Chính phủ đang tập trung tháo gỡ những khó khăn giả vờ của thị trường BĐS?
Có thể lý giải việc sớm ra nghị quyết tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS theo một trong hai cách sau đây: – Một là, khó khăn của thị trường BĐS là giả vờ, người ta bày ra để “dụ” Nhà nước bơm tiền vào gọi là “hỗ trợ tháo gỡ khó khăn” nhằm mục đích mờ ám là chiếm đoạt, chia chác kiếm lợi riêng; (2) Hai là, khó khăn của thị trường BĐS là có thật và quá trầm trọng, nhưng nếu nói thật thì có thể “mất cả chì lẫn chài” vì khi đó phải xử lý theo cách trầm trọng, cả hệ thống phải vào cuộc, trong đó có cả xử lý hình sự, như vậy sẽ không được “ăn” mà còn mất “mạng”. Do vậy phải nói nhẹ đi theo kiểu “nợ xấu chỉ 13 ngàn tỉ đồng” thôi mà với dụng ý để “dụ” Nhà nước từng bước rơi vào cái thùng không đáy, dẫn đến sa lầy vào thế “ném lao phải theo lao”.
Chữa bệnh như vậy chắc chắn không những không khỏi bệnh mà “còn chết hơn”, đặc biệt điều nguy hiểm hơn là sẽ làm lây lan trở thành đại dịch.
Bắt bệnh thị trường
Vì vậy, từ thực trạng trên đây cho thấy để có thể giải quyết triệt để vấn đề thị trường BĐS hiện nay, trước hết cần “sự minh bạch và công khai”. Khi nói vấn đề thị trường BĐS hàm ý rằng bao gồm thực trạng thị trường BĐS, quản lý nhà nước và tình trạng tung hỏa mù, lũng đoạn làm phức tạp hóa tình hình như lâu nay. Trước hết, về thực trạng thị trường BĐS cần làm rõ các mặt số lượng tồn kho, số lượng dở dang (cả hiện vật và giá trị), dự toán, giá thành, giá bán, vốn đầu tư đã bỏ ra, tình hình nợ của toàn bộ và từng loại BĐS; các đối tượng có liên quan đến BĐS, kể cả trong nước và nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà đầu cơ, ngân hàng, cơ quan nhà nước…), v.v. trên phạm vi cả nước cũng như tại địa bàn Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Theo tinh thần đó phải yêu cầu cung cấp số liệu như sau.
1) Đề nghị Bộ Xây dựng và NHNN điều tra và cho biết các số liệu nêu ở bảng sau về tình hình BĐS hiện nay và phải chịu trách nhiệm về sự chuẩn xác, tin cậy của các số liệu:

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Tổng số

Loại cao cấp

Loại bình dân

I

Tình hình của cả nước

1

Chung cư các loại đã hoàn thành nhưng chưa bán được

1.1

– Tổng số căn hộ

Căn hộ

– Tính theo m2

103m2

1.2

Tổng giá thành xây dựng

Tỉ đ

1.3

Nguồn vốn đầu tư

Tỉ đ

a.

Vốn của chủ đầu tư

b.

Vốn huy động của khách hàng

C

Vốn vay ngân hàng

Trong đó: – Nợ gốc

– Lãi vay

1.4

Tổng giá trị theo giá bán hiện hành

Tỉ đ

2

Chung cư các loại xây dựng dở dang và đang tiếp tục xây dựng

2.1

Tổng số căn hộ theo thiết kế

Căn hộ

– Tính theo m2

103m2

2.2

Tổng dự toán chi phí xây dựng

Tỉ đ

2.3

Tổng chi phí đã thực hiện

Tỉ đ

Trong đó:

A

Vốn của chủ đầu tư

Tỉ đ

B

Vốn huy động của khách hàng

C

Vốn vay ngân hàng

Trong đó: – Nợ gốc

– Lãi vay

3

Chung cư các loại xây dựng dở dang và đang dừng xây dựng

3.1

Tổng số căn hộ theo thiết kế

Căn hộ

– Tính theo m2

103m2

3.2

Tổng dự toán chi phí xây dựng

Tỉ đ

3.3

Tổng chi phí đã thực hiện

Tỉ đ

Trong đó:

A

Vốn của chủ đầu tư

Tỉ đ

B

Vốn huy động của khách hàng

C

Vốn vay ngân hàng

Trong đó: – Nợ gốc

– Lãi vay

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Công ty cổ phần PropertyGuru Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.

Bảng Giá Đất Mới Tác Động Như Thế Nào Đến Thị Trường Bất Động Sản?

Xu Hướng Đầu Tư Bất Động Sản Nào Lên Ngôi Trong Năm 2025?

Thị Trường Bất Động Sản 2025 Sẽ Diễn Biến Theo Kịch Bản Nào?