Cập nhật lần cuối vào 09/06/2023 11:20 • Đọc trong khoảng 8 phút
Biên bản bàn giao mặt bằng là một trong những loại giấy tờ quan trọng được lập ra để chuyển giao mặt bằng cho thuê hoặc thi công công trình. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người không biết rõ về loại biên bản này, dẫn đến những sai sót, rủi ro về mặt pháp lý.
1. Biên Bản Bàn Giao Mặt Bằng Là Gì?
Biên bản bàn giao mặt bằng là loại giấy tờ được lập ra giữa các bên liên quan để xác định việc chuyển giao mặt bằng dựa trên những ý kiến, điều khoản đã có sự thỏa thuận và thống nhất. Biên bản này có thể là thỏa thuận cho thuê mặt bằng hoặc sử dụng trong xây dựng để bàn giao và trả mặt bằng thi công công trình.
Đối với biên bản bàn giao cho thuê mặt bằng thì khá đơn giản, chỉ cần có sự tham gia và thống nhất giữa bên thuê và cho thuê.
Đối với biên bản bàn giao mặt bằng thi công thì phức tạp hơn, cần phải có sự chứng thực và tham gia của nhiều đơn vị có liên quan.
Biên bản chuyển giao mặt bằng được tạo lập nhằm xác nhận thỏa thuận giữa các bên
Ngoài ra, biên bản này còn là giấy tờ có tính pháp lý, là căn cứ để giải quyết những vấn đề liên quan đến tranh chấp hay khiếu nại nếu có. Tất cả nội dung lẫn hình thức của biên bản bàn giao phải có sự công khai, minh bạch và đảm bảo tính chính xác tuyệt đối.
2. Mẫu Biên Bản Bàn Giao Mặt Bằng Thi Công Là Gì?
Trong lĩnh vực xây dựng, biên bản chuyển giao mặt bằng thi công thường là khâu cuối cùng để ghi chép những nội dung cần thiết cho việc bàn giao, trả mặt bằng thi công công trình cho người sở hữu.
Các Bên Tham Gia
Toàn bộ quá trình lập ra biên bản cần phải có sự chứng kiến của các bên liên quan gồm:
Bên bàn giao
Đại diện nhà thầu hay ban quản lý công trình
Đại diện chủ hộ
Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương
Đơn vị xây dựng sẽ lập biên bản trả mặt bằng cho chủ sở hữu sau khi hoàn thành công trình
Nội Dung Trong Biên Bản Bàn Giao Mặt Bằng
Nội dung của biên bản bàn giao, trả mặt bằng phải đảm bảo đầy đủ, chi tiết, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, đồng thời làm căn cứ để giải quyết nếu kiện tụng xảy ra. Cụ thể, trong mẫu biên bản bàn giao thi công phải có các nội dung sau:
Tên công trình và hạng mục xây dựng
Địa điểm và thời gian diễn ra quá trình bàn giao
Thông tin về các đơn vị tham gia bàn giao mặt bằng
Đại diện nhà thầu, ban quản lý dự án, chủ hộ và chính quyền địa phương
Thông tin đo đạc, diện tích đất bàn giao,…
Ngoài ra, tất cả các nội dung bàn giao mặt bằng phải được căn cứ dựa trên các quy định và đảm bảo tính pháp lý. Các thành phần tham gia bao gồm bên bàn giao và bên nhận cũng như chính quyền địa phương sẽ xác nhận lại thông tin về nội dung biên bản bàn giao mặt bằng.
Nội dung được ghi trong biên bản phải có sự thống nhất giữa các bên liên quan
Tải Về Mẫu Biên Bản Bàn Giao Mặt Bằng Mới Nhất
Hiện nay, có 2 loại biên bản bàn giao, trao trả mặt bằng được sử dụng phổ biến. Dưới đây Batdongsan.com.vn sẽ chia sẻ 2 mẫu biên bản này, bạn đọc có thể copy trực tiếp nội dung file hoặc bấm vào nút Tải về ngay phía dưới.
Mẫu số 01: Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng được sử dụng chung cho nhiều mục đích khác nhau.
3. Những Lưu Ý Về lập Biên Bản Bàn Giao, Trả Mặt Bằng Thi Công Công Trình Xây Dựng
Trong quá trình lập biên bản chuyển giao mặt bằng thi công, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Các Thành Phần Tham Gia
Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay đều được thực hiện dựa trên bản vẽ chi tiết của nhà thiết kế cũng như sự giám sát chặt chẽ của các ban quản lý. Vì vậy, để đảm bảo tính xác thực và minh bạch của biên bản bàn giao thì việc tạo lập cần phải có đầy đủ các đơn vị gồm:
Thi công, giám sát và tư vấn thiết kế, nghiệm thu công trình
Chủ đầu tư, chủ hộ, chính quyền địa phương
Điều này sẽ tránh được trường hợp các bên có liên quan đùn đẩy trách nhiệm nếu không may công trình gặp sự cố.
Thông Tin Trong Biên Bản
Biên bản chuyển giao mặt bằng là một loại giấy tờ pháp lý và việc xây dựng công trình cần đảm bảo đúng theo quy định của Nhà nước. Vì vậy, nội dung trong biên bản bàn giao, trả mặt bằng thi công cần phải đầy đủ, chi tiết, chính xác tuyệt đối và công khai giữa các bên tham gia.
Nội dung thỏa thuận trong biên bản phải có sự thống nhất giữa các bên về:
Thời gian, địa điểm diễn ra bàn giao
Diện tích đất được đo đạc, các con số đo đạc và ghi nhận căn cứ theo bản vẽ thiết kế và thực tế
Ký Tên
Một việc quan trọng không kém khi tạo lập biên bản bàn giao, trao trả mặt bằng thi công công trình là chữ ký của các bên có liên quan tham khảo tạo lập biên bản.
Các bên cần ký và ghi rõ họ tên, điều này thể hiện sự thống nhất với các thỏa thuận và nội dung biên bản. Đồng thời, việc ký tên còn thể hiện trách nhiệm đối với tính xác thực của biên bản. Do đó mà yêu cầu chữ ký sống, các loại biên bản có chữ ký photo không có hiệu lực.
Hình Thức Biên Bản
Đối với biên bản bàn giao mặt bằng thi công nói riêng và tất cả các loại biên bản có tính pháp lý khác yêu cầu về hình thức phải ngắn gọn, trình bày một cách khoa học nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác và đầy đủ các nội dung cần ghi. Đặc biệt, từ ngữ được dùng phải trong sáng, dễ hiểu.
Ghi Rõ Số Lượng Biên Bản Được Tạo Lập
Một việc tuy nhỏ nhưng lại rất quan trọng mà đôi khi bị bỏ quên là ghi lại số lượng biên bản được tạo lập bao gồm cả bản chính và photo (nếu có). Mỗi đơn vị tham gia sẽ được giữ 1 biên bản bàn giao và 1 biên bản được lưu trữ nhằm để giải quyết các sự cố liên quan đến công trình về sau nếu xảy ra.
Thông tin về các đơn vị giữ và số lượng hồ sơ được giữ cũng cần phải ghi rõ trong biên bản bàn giao, trả mặt bằng thi công.
Việc ký, ghi rõ họ tên thể hiện sự đồng ý và trách nhiệm đối với biên bản bàn giao
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến biên bản bàn giao mặt bằng và những mẫu biên bản bàn giao mặt bằng được sử dụng phổ biến mà bạn có thể tham khảo, tải về nếu có nhu cầu. Ngoài ra, nếu còn thắc mắc về các thủ tục pháp lý, bạn có thể tìm đến các đơn vị tư vấn hay chính quyền địa phương để được hỗ trợ.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Công ty cổ phần PropertyGuru Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.
5 loại đất được cấp sổ đỏ hiện nay là gì? Những loại đất nào không được cấp sổ đỏ tại Việt Nam? Luật cấp sổ đỏ mới nhất 2023 như thế nào? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp cụ thể ngay sau đây.
Kim Quốc Tiến là đơn vị cung cấp thiết bị vệ sinh Inax với giá tốt và uy tín nhất tại TPHCM. Kim Quốc Tiến chuyên phân phối đa dạng các thiết bị vệ sinh thương hiệu Inax như Bồn cầu Inax, Vòi chậu Inax, Bồn tiểu Inax và Bồn tắm Inax.
Sau vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội thì các vấn đề về pháp lý, mức độ an toàn đối với loại hình nhà ở này được nhiều người quan tâm hơn. Vậy chung cư mini có sổ hồng không? Làm sao để đánh giá được một dự án chung cư mini an toàn, chất lượng?
Biên bản bàn giao mặt bằng là loại giấy tờ được lập ra giữa các bên liên quan để xác định việc chuyển giao mặt bằng dựa trên những ý kiến, điều khoản đã có sự thỏa thuận và thống nhất. Biên bản này có thể là thỏa thuận cho thuê mặt bằng hoặc sử dụng trong xây dựng để bàn giao và trả mặt bằng thi công công trình.
Nội dung của biên bản bàn giao gồm các thông tin cơ bản như: Tên công trình và hạng mục xây dựng, Địa điểm và thời gian diễn ra quá trình bàn giao, Thông tin về các đơn vị tham gia bàn giao mặt bằng, Đại diện nhà thầu, ban quản lý dự án, chủ hộ và chính quyền địa phương, Thông tin đo đạc, diện tích đất bàn giao,...
Hầu hết các công trình xây dựng hiện nay đều được thực hiện dựa trên bản vẽ chi tiết của nhà thiết kế cũng như sự giám sát chặt chẽ của các ban quản lý. Vì vậy, để đảm bảo tính xác thực và minh bạch của biên bản bàn giao thì việc tạo lập cần phải có đầy đủ các đơn vị gồm: Thi công, giám sát và tư vấn thiết kế, nghiệm thu công trình, chủ đầu tư, chủ hộ, chính quyền địa phương.