Đề xuất đặt sân bay thứ hai của vùng Thủ đô tại huyện Ứng Hòa

Ban nội dung
Được đăng bởi Ban nội dung
Sở Quy hoạch – Kiến trúc vừa kiến nghị UBND TP. Hà Nội giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với các sở, ngành liên quan và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải – Công ty CP (TEDI) lên dự thảo văn bản của thành phố đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét bố trí sân bay thứ 2 cho Vùng Thủ đô, cân nhắc đặt tại khu vực phía Nam Hà Nội.

bản đồ vùng Thủ đô
Sân bay quốc tế thứ 2 cho Vùng Thủ đô Hà Nội được đề xuất bố trí tại huyện Ứng Hòa

Sở Quy hoạch – Kiến trúc cho biết, theo Quyết định số 336/QĐ-TTg ngày 4/3/2020, Thủ tướng đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ Giao thông vận tải đang trong quá trình triển khai. Trong đó có yêu cầu: "Đánh giá việc phát triển mở rộng các cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không hiện hữu lớn như: Nội Bài, Cát Bi, Đà Nẵng, Long Thành… để có định hướng dự trữ đất đai phục vụ phát triển (thêm đường cất hạ cánh, công trình dịch vụ) hoặc nghiên cứu bổ sung cảng hàng không, sân bay mới".
Trong quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 mà Thủ tướng đã phê duyệt, sân bay thứ hai (sân bay quốc tế Nam Hà Nội) dự kiến được đặt tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội).
Thủ tướng cũng đã phê duyệt Đồ án điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 6/5/2016. Nội dung thuyết minh đồ án nghiên cứu 4 phương án, gồm: Sân bay tại huyện Ứng Hòa (Hà Nội), cách trung tâm Hà Nội khoảng 35-40km; sân bay tại huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) cách trung tâm Hà Nội 60-65km; sân bay tại huyện Thanh Miện và Bình Giang (tỉnh Hải Dương) cách trung tâm Hà Nội khoảng 45-50km; sân bay tại huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) cách trung tâm Hà Nội khoảng 120km.
Nghiên cứu trước đây đã đưa ra phương án chọn khu vực phía Nam để bố trí sân bay thứ 2 của Thủ đô. Sau khi so sánh, nghiên cứu, Sở Quy hoạch – Kiến trúc cho rằng, việc bố trí tại khu vực phía Nam Hà Nội có nhiều ưu điểm như: giao thông kết nối thuận lợi, tiếp cận đồng thời với cả 3 loại hình là đường thủy, đường bộ và đường sắt; khoảng cách và thời gian tiếp cận tới trung tâm Hà Nội hợp lý; thuận lợi về giải phóng mặt bằng, quỹ đất phát triển (có khả năng bố trí được sân bay với quy mô diện tích khoảng 1.300ha) và có điều kiện phát triển các khu đô thị vệ tinh, khu công nghiệp, hệ thống kho bãi, logistics, vận tải đa phương thức; tạo động lực phát triển mới cho Thủ đô…

Khánh Trang

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Công ty cổ phần PropertyGuru Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.
Nguồn: http://thanhnienviet.vn/2020/09/29/de-xuat-dat-san-bay-thu-hai-cua-vung-thu-do-tai-huyen-ung-hoa

Cập Nhật Mới Nhất Về KCN Đại An Và Giá Thuê 2025

Cập Nhật Bảng Lãi Suất Ngân Hàng Nam Á Tháng 01/2025

Sinh Năm 1979 Mệnh Gì? Làm Nhà Năm Nào, Hướng Nào Đẹp?