Bị Hàng Xóm Lấn Chiếm Đất, Giải Quyết Thế Nào Cho Đúng Pháp Luật?

Lan Chi
Được đăng bởi Lan Chi
Làm gì trong trường hợp hàng xóm có hành vi lấn chiếm đất và xây nhà kiên cố trên đất? Trong bài viết dưới đây, luật sư sẽ tư vấn cho độc giả hướng giải quyết tranh chấp liên quan đến lấn chiếm đất theo đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu hỏi:
Năm 2020, chị tôi mua một miếng đất ở quê rồi đi xuất khẩu lao động. Nay chị tôi trở về, có vốn nên muốn xây nhà ở trên miếng đất đã mua. Tuy nhiên, khi nhờ bên Địa chính đến đo đạc, xác định ranh giới đất thì phát hiện hộ nhà hàng xóm đã xây nhà lấn sang đất của chị tôi. Dù chị đã nhiều lần trao đổi, yêu cầu tháo dỡ phần bị lấn chiếm đất nhưng hàng xóm không chịu, lấy lý do nhà họ xây kiên cố, ở ổn định vài năm rồi. Chị tôi nên làm thế nào để đòi lại đất đúng trình tự, quy định của pháp luật?
N.M (Yên Bái)
Luật sư tư vấn cách xử lý tranh chấp liên quan đến lấn chiếm đất đai. Ảnh: PM Attorneys
Trả lời:
Chúng tôi giả định chị của độc giả đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với mảnh đất đã mua.
Vui lòng lưu ý bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo do chúng tôi chưa có thông tin cụ thể về trường hợp của độc giả.
Theo Khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024, các tranh chấp về đất đai cần được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện. Do đó, bước đầu tiên, chị của độc giả cần gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân xã nơi có mảnh đất, và tuân theo quy trình tiến hành hòa giải của Ủy ban nhân dân xã. Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
Trong trường hợp hai bên hòa giải thành, các bên sẽ thực hiện theo nội dung đã ghi nhận trong biên bản hòa giải thành. Nếu kết quả hòa giải thành dẫn đến có thay đổi hiện trạng về ranh giới, diện tích, người sử dụng đất thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, các bên tham gia hòa giải phải gửi văn bản công nhận kết quả hòa giải thành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp các bên hòa giải không thành, theo Khoản 1 Điều 236 Luật Đất đai 2024, chị của độc giả có thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Nhóm Cố vấn Luật – Công ty Luật RHTLaw Việt Nam
Xem thêm:
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất thông tin chung, Công ty cổ phần PropertyGuru Việt Nam, và Nhóm Cố vấn Luật – Công ty Luật RHTLaw Việt Nam không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào liên quan đến thông tin, bao gồm nhưng không giới hạn bất kỳ sự tuyên bố hoặc bảo đảm về tính thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào của thông tin theo phạm vi cho phép tối đa của pháp luật. Mặc dù đã nỗ lực để đảm bảo rằng thông tin được cung cấp trong bài viết này là chính xác, đáng tin cậy và hoàn chỉnh vào thời điểm đăng tải, nhưng thông tin được cung cấp trong bài viết này không nên được dựa vào để đưa ra bất kỳ quyết định tài chính, đầu tư, bất động sản hoặc pháp lý nào. Thêm vào đó, thông tin không thể thay thế lời khuyên từ một chuyên gia được đào tạo, người mà có thể xem xét, đánh giá các sự kiện và hoàn cảnh cá nhân của bạn, và chúng tôi không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin này để đưa ra quyết định.
Nguồn: https://thanhnienviet.vn/bi-hang-xom-lan-chiem-dat-giai-quyet-the-nao-cho-dung-phap-luat-209243110113000765.htm

Măng Đen Ở Đâu? Cập Nhật Thị Trường Bất Động Sản Măng Đen

Sinh Năm 1984 Hợp Hướng Nào? Thiết Kế Không Gian Nhà Ở Hợp Tuổi 1984

Bảng Lãi Suất Ngân Hàng Bắc Á Mới Nhất

Câu Hỏi Thường Gặp

Lấn chiếm đất là hành vi tự ý sử dụng đất của người khác hoặc đất công mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Người lấn chiếm đất có thể phải đối mặt với biện pháp xử phạt hành chính, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

Có thể giải quyết tranh chấp lấn chiếm đất thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan, hòa giải tại địa phương, hoặc khởi kiện tại tòa án.