Tỉnh | Diện tích (km²) | Dân số (người) |
Sơn La | 14.123,5 | 1.300.100 |
Điện Biên | 9.541 | 635.921 |
Lai Châu | 9.068,8 | 484.602 |
Yên Bái | 6.887,7 | 847.200 |
Lào Cai | 6.364,25 | 866.900 |
Hòa Bình | 4.596,4 | 877.560 |
1. Vị Trí Địa Lý Vùng Tây Bắc
- Vùng Tây Bắc nằm ở phía Nam (hữu ngạn) sông Hồng.
- Vùng Tây Bắc là vùng phía Nam của dãy Hoàng Liên Sơn.
- Theo Nhà địa lý học Lê Bá Thảo, vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía Đông bởi dãy núi Hoàng Liên Sơn và ở phía Tây bởi dãy núi sông Mã.
2. Tây Bắc Gồm Những Tỉnh Nào?
3. Đặc Điểm Về Địa Hình, Khí Hậu Và Dân Cư Vùng Tây Bắc
Về Địa Hình
- Địa hình vùng núi Tây Bắc khá hiểm trở, chủ yếu là các khối núi và núi cao trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam.
- Dãy Hoàng Liên Sơn thuộc vùng Tây Bắc có chiều dài lên đến 180km, rộng 30km, một số đỉnh núi cao đến 2000 – 3000m, tiêu biểu như đỉnh Phanxipang cao 3143m.
- Sông Đà là con sông lớn của vùng Tây Bắc, ngoài ra còn một số sông nhỏ, bao gồm cả thượng nguồn sông Mã.
- Khu vực vùng trũng sông Đà là dãy cao nguyên đá vôi kéo dài.
Về Khí Hậu
Về Dân Cư
- Ở vùng núi cao, một số dân tộc ít người thuộc nhóm ngôn ngữ Mông – Dao, Tạng Miến sinh sống, phương thức sản xuất chủ yếu là trồng trọt và thuận theo tự nhiên.
- Ở vùng giữa là nơi tập trung của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn, phương thức sản xuất chủ yếu là trồng lúa, chăn nuôi và nghề thủ công.
- Ở vùng thung lũng và chân núi thì có các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, Thái – Kadai sinh sống. Đây là khu vực có kinh tế phát triển hơn bởi địa hình và điều kiện tự nhiên thuận lợi, hoạt động sản xuất chính ở đây là nông nghiệp và công nghiệp.
4. Đặc Điểm Kinh Tế – Xã Hội Vùng Tây Bắc
Vì Sao Tây Bắc Được Đánh Giá Là Vùng Đất Tiềm Năng?
- Vùng Tây Bắc có diện tích trên 50.576 km2 (chiếm 15,3% so với tổng diện tích cả nước) thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp chế biến và nông nghiệp công nghệ cao gắn với chế biến, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
- Là vùng đất sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng như di tích lịch sử Điện Biên Phủ, Thác Bà, Đỉnh Tà Xùa, Sapa, Mộc Châu,…
- Tây Bắc là vùng đất có nhiều bản sắc văn hóa do có nhiều dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống.
- Vùng đất Tây Bắc có nhiều tài nguyên khoáng sản như đồng, chì, kẽm ở Sơn La, đất hiếm ở Lai Châu, Apatit ở Lào Cai,…
- Tây Bắc cũng là cửa ngõ giao thương, gắn kết với Lào và Trung Quốc.
- Có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển về cơ sở hạ tầng như: nâng cấp, mở rộng tuyến cao tốc Hà Nội – Lào Cai, Quốc lộ 6, Cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, Cảng hàng không Mộc Châu đang được quy hoạch xây dựng,… cùng với sân bay Ðiện Biên Phủ vừa được khai thác trở lại vào ngày 02/12,… tất cả sẽ tạo cú hích lớn về giao thông cho vùng Tây Bắc.
Dự án đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (đoạn Km 19+00 – Km 53+00 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) có tổng chiều dài 32,5 km, điểm đầu đặt tại thị trấn Đà Bắc và điểm cuối thuộc địa phận xã Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La. Quy mô đầu tư dự án chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thiết kế, xây dựng tuyến đường với tốc độ thiết kế 80 km/h, những đoạn có địa hình khó khăn có tốc độ thiết kế 60 km/h. Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ kết nối mạng lưới giao thông đối ngoại của tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Thủ đô Hà Nội, tạo nên tuyến trục cao tốc kết nối vùng Tây Bắc với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, kết nối đến cửa khẩu biên giới Đông Bắc và cảng biển quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời, giảm tải cho tuyến quốc lộ 6 đoạn Hòa Bình – Sơn La, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội các địa phương thuộc 2 tỉnh, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của các địa phương. |
Kinh Tế – Xã Hội Tây Bắc Đã Thay Đổi Như Thế Nào?
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần qua các năm.
- Cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường học,,… được nâng cấp và mở rộng.
- Hạ tầng thương mại, khu kinh tế cửa khẩu cũng được chú trọng đầu tư.
- Nhiều khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã dần hình thành và đi vào hoạt động.
- Các dự án đầu tư trong khu vực tăng cả về số lượng lẫn quy mô, bao gồm những dự án trọng điểm của quốc gia. Nhiều doanh nghiệp lớn như Sun Group, Bitexco, BB Group… đã không ngần ngại chi mạnh tay đầu tư các khu du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà hàng, các dự án bất động sản quy mô mang tính biểu tượng của địa phương như Sun World Fansipan Legend, The manor Tower Lào Cai, Irista Hill Sapa…
- Nhiều địa phương cũng triển khai hàng loạt các dự án đầu công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu đô thị, khu dân cư và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư giai đoạn 2021 – 2025.
The Manor Tower Lào Cai
- Tên dự án: Tòa tháp thương mại hỗn hợp The Manor Tower Lào Cai
- Vị trí dự án: Số 2 – Đại lộ Trần Hưng Đạo – Tổ 24 – Phường Bắc Cường – TP Lào Cai – Tỉnh Lào Cai
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần BB Group
- Quy mô: 1 tầng hầm và 25 tầng nổi gồm trung tâm thương mại, shophouse, căn hộ cao cấp, khách sạn 4 sao và căn hộ dịch vụ hạng sang.
- Tổng diện tích xây dựng sàn: 79.588m2.
- Giá bán dao động từ 26,2 triệu/m2.
Irista Hill Sapa
- Vị trí: Đường Điện Biên Phủ, phường Phan Xi Păng, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai
- Chủ đầu tư: Công ty CP BVB thuộc BB Group và Công ty CP BĐS Minh Điền Vital
- Tổng diện tích: 25.371 m2
- Tổng vốn đầu tư: 925 tỷ đồng
- Loại hình: Chung cư thương mại và nhà ở xã hội.
- Tổng số căn: 181 căn hộ nghỉ dưỡng
- Quy mô dự án: 13 tầng nổi và 01 tầng hầm.
- Diện tích : 44m2 – 61,2m2 – 74,3m2
- Giá bán giao động: Từ 24,2 triệu/m2.
Những Mặt Hạn Chế
- Địa hình Tây Bắc chủ yếu là đồi núi nên gây nhiều khó khăn trong quá trình khai thác tài nguyên và đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thông.
- Tình trạng sạt lở, lũ quét diễn ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển kinh tế, gây thiệt hại về người và của.
- Thường xuyên xảy ra thiên tai như mưa đá, sương muối, lốc xoáy, những nơi địa hình không bằng phẳng có thể xuất hiện động đất.
- So với các vùng khác trên cả nước thì tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Tây Bắc
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ cao.
- Nhận thức về sức mạnh văn hóa; việc bảo tồn phát huy sức mạnh nội sinh của các dân tộc, vùng đất gắn với phát triển du lịch ở nhiều địa phương chưa đúng mức, còn nhiều trì trệ, bất cập.